Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2020

VIBRIO CHOLERAE - PHẨY KHUẨN TẢ

Vibrio cholerae thuộc họ Virbrionaceae, giống Vibrio. Loài Vibrio cholerae có 2 type sinh học. Type thường gây bệnh cho người là Vibrio cholerae sinh type cổ điển và Vibrio cholerae sinh type Eltor.

1. Đại cương về Vibrio cholerae:

1.1 Hình thể ngoài:

- Hình dạng: Hình que, tượng tự hình dấu phẩy.
- Kích thước: 3  - 4 µm x 0,3 - 0,5 µm.
- Khả năng di động: Di động nhanh nhờ lông ở một đầu.
- Nhuộm Gram: Bắt màu gram âm (-).
- Khác: Không vỏ, không sinh nha bào.

1.2. Nuôi cấy:

- Phẩy khuẩn tả thuộc loại vi khuẩn hiếu khí.
- Nhiệt độ thích hợp phát triển: 37 ͦC.
- Môi trường nuôi cấy: thông thường, không đòi hỏi yếu tố tăng trưởng đặc biệt. Vi khuẩn phát triển tốt trong môi trường kiềm (pH = 8 - 9,5) có nồng độ muối NaCl 3%.
- Do đặc tính hiếu khí, ưa kiềm và chịu được mặn, vi khuẩn thường được phân lập ban đầu trong nước Pentone kiềm, sau 3 - 4h vi khuẩn đã mọc và sau 6 - 8h vi khuẩn mọc thành váng trên bề mặt môi trường.

1.3. Sức đề kháng:

Ở điều kiện nhiệt độ thấp, vi khuẩn sống trong phân và trong đất được vài tháng, trong nước vi khuẩn sống được vài ngày. Vi khuẩn bị tiêu diệt bởi ánh sáng mặt trời, điều kiện khô hanh và chết ngay ở 100 ͦ C. Vi khuẩn rất nhạy cảm với một số hóa chất khử trùng như Clo, acid,...

1.4. Tính chất sinh hóa:

Dương tính với: Catalase, oxidase, lên men Glucose,  manitol, sucrose, mantose,...
Âm tính với: Arabinose, H2S, urease, không sinh hơi, không lên men lactose,...
Phản ứng VP  âm tính với sinh type cổ điển nhưng dương tính với sinh type Eltor.

1.5. Cấu trúc kháng nguyên:

1.6. Độc tố và enzym:

Độc tố:
- Nội độc tố: Lipopolysaccharide ở màng ngoài.
- Độc tố ruột: LT quyết định khả năng gây bệnh của vi khuẩn.
Độc tố ruột là một polypeptide không bền với nhiệt, gồm 2 phần A và B. Thành phần A gồm cấu tử A1 gây độc, cấu tử A2 giúp cấu tử A1 chui vào tế bào đích. Thành phần B mang tính quyết định kháng nguyên, có tác dụng gắn vào tế bào thụ thể GM1 ở bề mặt tế bào biểu mô của ruột non để phần A tác động gây độc.
Hệ thống enzym:
- Mucinase: làm tróc vẩy tế bào biểu mô ruột.
- Neuraminidase: làm tăng thụ thể độc tố ruột.
- Hemolysin: gây độc tế bào.
- Adenyl cylase: hoạt hóa sự tổng hợp AMP vòng quá mức làm cho một lượng lớn dịch di chuyển qua màng tế bào ruột non đi vào lòng ruột gây nên bệnh tiêu chảy toàn nước.

2. Khả năng gây bệnh:

2.1. Sinh bệnh học:


Độc tố ruột còn gây ức chế miễn dịch tế bào bằng cách tác động trực tiếp lên Đại thực bào và tế bào Lympho T.
Ở người bình thường, số lượng vi khuẩn nuốt phải tương đối nhiều mới có khả năng gây bệnh (khoảng 10^10 vi khuẩn), nhưng đối với một số bệnh nhân bị thiếu acid dịch vị, cắt dạ dày, dùng thuốc kháng acid thì số lượng vi khuẩn nuốt phải chỉ khoảng 10^2 đã đủ gây bệnh.

2.2. Lâm sàng:

Sau thời gian ủ bệnh 1 - 4 ngày, bệnh nhân khởi phát đột ngột với tiêu chảy dữ dội, buồn nôn, nôn, co thắt cơ bụng. Phân lỏng và có màu trắng đục, có những mảnh nhầy chứa tế bào biểu mô và một lượng lớn vi khuẩn. Bệnh nhân mất nước và điện giải nhanh chóng.

2.3. Miễn dịch học:

- Đề kháng không đặc hiệu bao gồm acid dịch vị, nhu động ruột, chất nhầy ở niêm mạc ruột có vai trò ngăn cản sự định cư của vi khuẩn.
- Bệnh tả có khả năng tạo miễn dịch khá bền vững, 90% số người mắc bệnh tả không mắc bệnh lại. Miễn dịch bảo vệ kéo dài khoảng 3 năm. Miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể chủ yếu là IgA tiết quyết định, gồm kháng thể chống lipopolysaccharide có tác dụng ngăn sự bám dính của vi khuẩn vào niêm mạc ruột và kháng thể chống độc tố ruột LT có tác dụng ngăn độc tố này gắn vào thụ thể GM1. Các kháng thể này có tính đặc hiệu khác nhau ở type O1 và O139 nên không tạo được miễn dịch chéo.

3. Phòng bệnh và điều trị:

Phòng bệnh không đặc hiệu: vệ sinh ăn uống, sử dụng nước sạch, xử lý phân đúng cách, diệt ruồi. Chẩn đoán sớm, cách ly bệnh nhân và xử lý tốt chất thải bệnh nhân.
Phòng bệnh đặc hiệu bằng Vaccin: Vaccin sống giảm độc lực và vaccin bất hoạt. Cả 2 loại vaccin đều chứa V. cholerae O1 và O139.
Điều trị:
Bù nước và điện giải kịp thời có vai trò quan trọng cứu sống bệnh nhân. Điều trị tả bằng kháng sinh cũng được sử dụng.

Nguồn thông tin chọn lọc từ sách

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

VIBRIO CHOLERAE - PHẨY KHUẨN TẢ

Vibrio cholerae thuộc họ Virbrionaceae , giống Vibrio . Loài Vibrio cholerae có 2 type sinh học. Type thường gây bệnh cho người là Vibrio ...

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Facebook Themes