Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2020

VIBRIO CHOLERAE - PHẨY KHUẨN TẢ

Vibrio cholerae thuộc họ Virbrionaceae, giống Vibrio. Loài Vibrio cholerae có 2 type sinh học. Type thường gây bệnh cho người là Vibrio cholerae sinh type cổ điển và Vibrio cholerae sinh type Eltor.

1. Đại cương về Vibrio cholerae:

1.1 Hình thể ngoài:

- Hình dạng: Hình que, tượng tự hình dấu phẩy.
- Kích thước: 3  - 4 µm x 0,3 - 0,5 µm.
- Khả năng di động: Di động nhanh nhờ lông ở một đầu.
- Nhuộm Gram: Bắt màu gram âm (-).
- Khác: Không vỏ, không sinh nha bào.

1.2. Nuôi cấy:

- Phẩy khuẩn tả thuộc loại vi khuẩn hiếu khí.
- Nhiệt độ thích hợp phát triển: 37 ͦC.
- Môi trường nuôi cấy: thông thường, không đòi hỏi yếu tố tăng trưởng đặc biệt. Vi khuẩn phát triển tốt trong môi trường kiềm (pH = 8 - 9,5) có nồng độ muối NaCl 3%.
- Do đặc tính hiếu khí, ưa kiềm và chịu được mặn, vi khuẩn thường được phân lập ban đầu trong nước Pentone kiềm, sau 3 - 4h vi khuẩn đã mọc và sau 6 - 8h vi khuẩn mọc thành váng trên bề mặt môi trường.

1.3. Sức đề kháng:

Ở điều kiện nhiệt độ thấp, vi khuẩn sống trong phân và trong đất được vài tháng, trong nước vi khuẩn sống được vài ngày. Vi khuẩn bị tiêu diệt bởi ánh sáng mặt trời, điều kiện khô hanh và chết ngay ở 100 ͦ C. Vi khuẩn rất nhạy cảm với một số hóa chất khử trùng như Clo, acid,...

1.4. Tính chất sinh hóa:

Dương tính với: Catalase, oxidase, lên men Glucose,  manitol, sucrose, mantose,...
Âm tính với: Arabinose, H2S, urease, không sinh hơi, không lên men lactose,...
Phản ứng VP  âm tính với sinh type cổ điển nhưng dương tính với sinh type Eltor.

1.5. Cấu trúc kháng nguyên:

1.6. Độc tố và enzym:

Độc tố:
- Nội độc tố: Lipopolysaccharide ở màng ngoài.
- Độc tố ruột: LT quyết định khả năng gây bệnh của vi khuẩn.
Độc tố ruột là một polypeptide không bền với nhiệt, gồm 2 phần A và B. Thành phần A gồm cấu tử A1 gây độc, cấu tử A2 giúp cấu tử A1 chui vào tế bào đích. Thành phần B mang tính quyết định kháng nguyên, có tác dụng gắn vào tế bào thụ thể GM1 ở bề mặt tế bào biểu mô của ruột non để phần A tác động gây độc.
Hệ thống enzym:
- Mucinase: làm tróc vẩy tế bào biểu mô ruột.
- Neuraminidase: làm tăng thụ thể độc tố ruột.
- Hemolysin: gây độc tế bào.
- Adenyl cylase: hoạt hóa sự tổng hợp AMP vòng quá mức làm cho một lượng lớn dịch di chuyển qua màng tế bào ruột non đi vào lòng ruột gây nên bệnh tiêu chảy toàn nước.

2. Khả năng gây bệnh:

2.1. Sinh bệnh học:


Độc tố ruột còn gây ức chế miễn dịch tế bào bằng cách tác động trực tiếp lên Đại thực bào và tế bào Lympho T.
Ở người bình thường, số lượng vi khuẩn nuốt phải tương đối nhiều mới có khả năng gây bệnh (khoảng 10^10 vi khuẩn), nhưng đối với một số bệnh nhân bị thiếu acid dịch vị, cắt dạ dày, dùng thuốc kháng acid thì số lượng vi khuẩn nuốt phải chỉ khoảng 10^2 đã đủ gây bệnh.

2.2. Lâm sàng:

Sau thời gian ủ bệnh 1 - 4 ngày, bệnh nhân khởi phát đột ngột với tiêu chảy dữ dội, buồn nôn, nôn, co thắt cơ bụng. Phân lỏng và có màu trắng đục, có những mảnh nhầy chứa tế bào biểu mô và một lượng lớn vi khuẩn. Bệnh nhân mất nước và điện giải nhanh chóng.

2.3. Miễn dịch học:

- Đề kháng không đặc hiệu bao gồm acid dịch vị, nhu động ruột, chất nhầy ở niêm mạc ruột có vai trò ngăn cản sự định cư của vi khuẩn.
- Bệnh tả có khả năng tạo miễn dịch khá bền vững, 90% số người mắc bệnh tả không mắc bệnh lại. Miễn dịch bảo vệ kéo dài khoảng 3 năm. Miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể chủ yếu là IgA tiết quyết định, gồm kháng thể chống lipopolysaccharide có tác dụng ngăn sự bám dính của vi khuẩn vào niêm mạc ruột và kháng thể chống độc tố ruột LT có tác dụng ngăn độc tố này gắn vào thụ thể GM1. Các kháng thể này có tính đặc hiệu khác nhau ở type O1 và O139 nên không tạo được miễn dịch chéo.

3. Phòng bệnh và điều trị:

Phòng bệnh không đặc hiệu: vệ sinh ăn uống, sử dụng nước sạch, xử lý phân đúng cách, diệt ruồi. Chẩn đoán sớm, cách ly bệnh nhân và xử lý tốt chất thải bệnh nhân.
Phòng bệnh đặc hiệu bằng Vaccin: Vaccin sống giảm độc lực và vaccin bất hoạt. Cả 2 loại vaccin đều chứa V. cholerae O1 và O139.
Điều trị:
Bù nước và điện giải kịp thời có vai trò quan trọng cứu sống bệnh nhân. Điều trị tả bằng kháng sinh cũng được sử dụng.

Nguồn thông tin chọn lọc từ sách

Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2020

ROTAVIRUS

Năm 1973, Rota virus được phát hiện lần đầu tiên tại Châu Úc trên mẫu sinh thiết tá tràng của trẻ em bị tiêu chảy cấp và sau đó đã tìm thấy trong phân của bệnh nhân tiêu chảy ở nhiều nơi trên thế giới.

1. Đại cương về Virus Rota:

Nguồn ảnh Internet

Hình dạng: Bánh xe.
Kích thước: 50 - 60 nm hoặc từ 60 - 70 nm tùy loại vỏ.
Virus Rota gồm 2 phần:
- Nhân: 11 mảnh kép ARN.
- Vỏ: 32 capsomer xếp theo trục đối xứng chia làm 2 lớp vỏ trong và lớp vỏ ngoài. Lớp vỏ trong R mang tính kháng nguyên đặc hiệu nhóm, lớp vỏ S mang tính kháng nguyên đặc hiệu type.
Virus Rota có 2 loại kháng nguyên:
- Kháng nguyên chung cho tất cả các type huyết thanh nằm ở lớp vỏ trong.
- Kháng nguyên đặc hiệu nằm ở lớp vỏ ngoài.
Hiện nay người ta đã tìm ra 6 type virus Rota khác nhau gây bệnh cho người và còn đang tiếp tục xác định các type huyết thanh khác.
Virus Rota bị bất hoạt bởi EDTA, Formaldehide và một số hóa chất tẩy uế khác nhưng không bị bất hoạt bởi Clo. Do đó nước khử khuẩn bằng Clo vẫn có thể chứa virus Rota hoạt động và lây truyền bệnh. Virus Rota bị bất hoạt ở pH <3 hoặc pH> 10.

2. Khả năng gây bệnh:

Virus Rota gây bệnh theo đường tiêu hóa.


Ngoài ra, còn kèm theo sự mất men đường đôi Disaccharidase, làm giảm hấp thu đường đôi trong thức ăn (chủ yếu là lactose). Sự phục hồi sẽ xảy ra sau khi các nhung mao ruột tái sinh và liên bào nhung mao ruột trưởng thành.
Sau thời gian ủ bệnh 1 - 3 ngày, bệnh bắt đầu xuất hiện với tiêu chảy toàn nước, nôn mửa và sốt nhẹ. Triệu chứng nôn mửa là dấu hiệu đặc biệt của tiêu chảy do virus Rota. Bệnh tiêu chảy kéo dài 5 - 8 ngày, nếu nhẹ thì tự nhiên khỏi, nếu nặng và không được điều trị sớm thì có thể dẫn đến tử vong. Phân tiêu chảy do virus Rota thường lỏng, không có máu, ít đàm, hiếm khi tìm thấy bạch cầu.
Trong sữa mẹ có kháng thể IgA với nồng độ cao vào tháng thứ 6 - 9, đặc biệt là ở các bà mẹ bị nhiễm virus Rota trước đó. Nghiêng cứu cho thấy trẻ em bú sữa mẹ ít tiêu chảy hơn bú bình. Ngoài ra còn có kháng thể IgG và IgM được tìm thấy với tỉ lệ rất cao ở trẻ từ 6 - 24 tháng tuổi, kể cả trẻ lớn và người lớn.
Bệnh xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt phổ biến ở những trẻ 6 tháng đến 3 tuổi. Bệnh thường xảy ra vào mùa khô.

3. Phòng bệnh và điều trị: 

Sử dụng nước sạch, vệ sinh ăn uống, rửa tay trước khi ăn,...
Đã có Vaccin phòng bệnh. Vaccin sống giảm độc lực có tác dụng tốt hơn vaccin bất hoạt. Thời gian tạo đáp ứng miễn dịch là 13 - 28 ngày sau khi chủng ngừa.
Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Nguồn thông tin chọn lọc từ sách

GENERAL KNOWLEDGE OF DIARRHEA: TIÊU CHẢY

HIỂU BIẾT VỀ TIÊU CHẢY:

Tiêu chảy = tình trạng đi phân lỏng bất thường nhiều lần.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tiêu chảy:
+ Thay đổi chế độ ăn uống.
+ Nhiễm khuẩn do mất vệ sinh ăn uống (Nhiễm phẩy khuẩn tả Vibrio Cholerae)
+ Tiêu chảy cấp ở trẻ em do nhiễm virus (ROTAVIRUS).
+ Viêm ruột,...
Tiêu chảy = mất nước và điện giải nhanh chóng = tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Trẻ nhỏ và người cao tuổi là những đối tượng dễ bị ảnh hưởng.


Lời khuyên dành cho bệnh nhân:
- Bù nước nhanh chóng cho bệnh nhân bằng cách uống thật nhiều nước suốt thời gian bệnh, nhất là nếu đang bị sốt .
- Tránh uống soda hay thức uống có nhiều đường vì đường có thể kéo dịch vào trong lòng ruột, làm tình trạng tiêu chảy nặng thêm.
- Đối với trẻ nhỏ, nên tiếp tục cho bú sữa mẹ hay cho uống sữa đang dùng.
- Đối với người lớn, tiếp tục duy trì việc ăn uống cộng thêm bù nước và điện giải.
- Tránh dùng thức ăn và nước uống kém vệ sinh.
- Đi khám bác sĩ ngay nếu có những dấu hiệu mất nước liên tục, đặc biệt là trẻ em và người già.
- Vì phần lớn các sinh vật gây tiêu chảy được phát tán qua đôi bàn tay bị nhiễm khuẩn, nên việc rửa tay bằng xà phòng là một biện pháp để phòng ngừa tiêu chảy.
- Cố gắng tránh dùng các sản phẩm từ sữa và các thức ăn béo, nhiều chất xơ hay quá ngọt cho đến khi tiêu chảy giảm, vì những thức ăn này làm tiêu chảy nặng thêm.

Tiêu chảy đã có SMECTA

Tham khảo chi tiết về SMECTA và ý kiến của Bác sĩ trước khi dùng: https://smecta.com.vn/

Nguồn thông tin chọn lọc từ sách

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2020

COMPOSITE Nha khoa

COMPOSITE NHA KHOA LÀ GÌ?
I. Định nghĩa về Composite nha khoa:

- Là một kết hợp ba chiều của tối thiểu hai vật liệu khác nhau về mặt hóa học, có mặt liên hệ rõ ràng phân cách và có những đặc tính mới mà mỗi thành phần tự chúng không có được.
- Ta có thể nói, Composite là sự pha trộn vật lý giữa các vật liệu, các thành phần được lựa chọn nhằm mục đích làm cho vật liệu có những đặc điểm tốt hơn, phù hợp hơn với mục tiêu sử dụng.

II. Thành phần Composite nha khoa:
1. Khung nhựa:
- Là thành phần nhựa cơ bản của Composite tương ứng với pha hữu cơ.
- Các khung nhựa của Composite: Bis-GMA; UDMA; TEGDMA.
- Các tính chất của khung nhựa:
+ Tương hợp sinh học mô răng.
+ Đặc tính lý hóa học tốt.
+ Ổn định về màu,...
2. Hạt độn: quyết định tính chất của Composite
- Tỉ lệ và kích thước của hạt độn quyết định đặc tính chịu mài mòn, độ mịn, độ co khi trùng hợp,..
- Chủ yếu là các hạt Silicate glass.
Ngoài ra, thành phần độn được thay đổi hoặc thêm các ion khác để  tạo nên các đặc tính cần thiết:
+ Lithium, Aluminum: Dễ nghiền nhỏ hạt độn.
+ Barium, Zinc, Boron, Zirconium, Ytrium: tạo tính cản tia X.
3. Thành phần khác:
a. Chất nối: 
Việc đưa vào một chất nối là điều quan trọng để đạt được một công thức Composite toàn diện. Chất nối là những phân tử lưỡng chức năng, một đầu có khả năng dán vào nhóm Hidroxyl hiện diện trên bề mặt silica, đầu kia có khả năng đồng trùng hợp với monomer trong pha hữu cơ. Chất phổ biến nhất là gamma-MPTS.
b. Hệ thống khơi màu trùng hợp:
Biến đổi monomer thành Polymer. Composite quang trùng hợp chứa camphorquinone và amine bậc ba là tác nhân khơi màu trùng hợp.
Lưu ý:
COMPOSITE hóa trùng hợp: 2 dạng bột, trộn với nhau, đông cứng.
+ Ưu điểm: Không cần đèn.
+ Nhược điểm: Không kéo dài thời gian làm việc, dễ có bọt khí do trộn, ít bền vững về màu.
COMPOSITE quang trùng hợp: sử dụng đèn Halogen màu xanh bước sóng 400 - 500 Å. Khi chiếu sáng Composite sẽ đông cứng. Với ưu điểm: kéo dài thời gian làm việc; thẩm mỹ; tiết kiệm chất trám; mau cứng và giảm độ xốp.
III. Tính chất quan trọng của Composite nha khoa:
- Sự co trùng hợp.
- Dẫn nhiệt.
- Sự nở nhiệt.
- Hấp thu nước.
- Cản quang.
- Độ bền nén và độ bền uốn.
- Độ cứng và độ mòn.
- Độ bền dán.

Nguồn sách

VIBRIO CHOLERAE - PHẨY KHUẨN TẢ

Vibrio cholerae thuộc họ Virbrionaceae , giống Vibrio . Loài Vibrio cholerae có 2 type sinh học. Type thường gây bệnh cho người là Vibrio ...

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Facebook Themes